Bài Viết được quan tâm nhiều nhất:
- Phương pháp kiếm tiền online nhanh nhất
- Hướng dẫn cho người mới bắt đầu ( học kiếm tiền trên mạng.)
- Hướng dẫn tạo blog (trên nền tảng blogpost)
- Khởi nghiệp từ mô hình trồng ớt chỉ thiên Nun 2074
- Hạt giống ớt hiểm lai Gagan F1. Dành cho nhà nông chuyên nghiệp
THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẢNG VIÊN Ở XÃ
I. KẾT NẠP ĐẢNG
1. Những vấn đề có tính nguyên tắc trong kết
nạp đảng viên.
Kết
nạp đảng viên là một nhiệm vụ có tầm quan trọng nhiều mặt: củng cố đội ngũ
Đảng, nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, trực tiếp phát triển quy mô, nền
tảng của công tác tổ chức, công tác cán bộ của Đảng v.v...
Mọi
biểu hiện coi nhẹ, thái độ không nghiêm túc, không khoa học trong công tác
kết nạp đảng viên là nguồn
gốc quan trọng làm cho Đảng lỏng lẻo về tổ chức, giảm sút khả năng lãnh đạo và
sức chiến đấu; trong những trường hợp mắc sai lầm nghiêm trọng kéo dài có thể
làm biến chất hoặc tan rã Đảng.
Kết
nạp đảng viên vốn là một nhiệm vụ hệ trọng và phức tạp, phải giải quyết nhiều
mối quan hệ nhằm đạt mục tiêu là tạo ra được một đội ngũ đảng viên trung thành
với sự nghiệp cách mạng của giai cấp, của dân tộc, có đủ phẩm chất, năng lực và
uy tín lãnh đạo quần chúng tiến hành sự nghiệp cách mạng. Do vậy, trong việc
xây dựng đội ngũ đảng viên phải thực sự có thái độ nghiêm túc, cách làm khoa
học.
Trong sự tồn tại phát triển của mình, đảng phải
thường xuyên bổ sung vào hàng ngũ của mình những lực lượng mới, ưu tú trong
phong trào quần chúng. Đó là quy luật tất yếu trong quá trình trưởng thành của
Đảng và là một nội dung quan trọng trong công tác đảng viên. Trong tình hình
chỉnh đốn đội ngũ đảng viên, công tác phát triển đảng viên mới càng trở nên đặc
biệt có ý nghĩa đối với quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của
Đảng.

Giá bán; 380.000
Công nghệ Thuỵ Sỹ, Xuất xứ Hongkong
Đặt mua tại đây; Đồng hồ nam
Đồng hồ cơ nam Tevise 795A chạy full kim (Xanh)
Về nguyên tắc, đảng chỉ kết nạp những người ưu tú, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thực hiện các nhiệm vụ của Đảng. Trong kết nạp đảng viên mới phải đặc biệt chú trọng thực hiện phương châm coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng đơn thuần.
Đảm bảo chất lượng là yêu cầu bao trùm xuyên suốt quá
trình phát triển đảng viên mới. Đây là
một chuỗi các công đoạn đòi hỏi tổ chức đảng mà trực tiếp là các cơ sở đảng và
các chi bộ phải quan tâm chỉ đạo rất chu đáo, công phu, từ tạo nguồn, tuyên
truyền giáo dục, lựa chọn bồi dưỡng đối tượng, đến các khâu kết nạp và tiếp tục
giúp đỡ đảng viên dự bị trở thành đảng viên chính thức. Quá trình đó phải được
thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ theo đúng Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Trung
ương. Hướng phát triển đảng viên mới là những người ưu tú trong công nhân, nông
dân, trí thức, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và lao động trong các thành
phần kinh tế. Đặc biệt coi trọng kết nạp nam, nữ thanh niên ưu tú để góp phần
tăng cường sinh lực, “trẻ hoá” đội ngũ đảng viên. Công tác phát triển đảng viên
mới phải góp phần vào điều chỉnh cơ cấu đội ngũ đảng viên cho cân đối, hợp lý
hơn để vừa giữ vững bản chất giai cấp công nhân, vừa đảm bảo cho vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng.
Một vấn đề đặt ra là trên cơ sở nắm vững những yêu cầu về tiêu chuẩn và coi trọng chất lượng cần vận dụng linh hoạt trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, không đòi hỏi phải thực hiện một cách máy móc, cứng nhắc các tiêu chuẩn ở những nơi đang rất cần có vai trò lãnh đạo trực tiếp của người đảng viên.

Cam kết tăng vòng gực trong vòng 3 tuần
và đặc biệt an toàn cho bạn giá
Hãy nhấn vào hình để biết thêm chi tiết
2. Xử lý một số tình huống trong kết nạp đảng viên
2.1. Khái niệm tình huống
Tình
huống là một hoàn cảnh thực tế trong đó nhà quản lý tự phải đưa ra quyết định.
Định nghĩa này coi tình huống là mọi
hoàn cảnh thực tế mà người quản lý phải đưa
ra quyết định giải quyết. Hoàn cảnh đó có khó khăn với những thông tin
thường không hoàn chỉnh hoặc mâu thuẫn. Định nghĩa này quan niệm tình huống khá
rộng, là bất kỳ một diễn biến, một hoàn cảnh nào mà đòi hỏi phải đưa ra quyết định xử lý.
Từ góc độ nhận
thức, tình huống có vấn đề là sự trở ngại về trí tuệ của con người, xuất hiện khi người đó chưa biết cách giải thích hiện
tượng, sự kiện của quá trình thực tại.
Từ điển Tiếng Việt của
Viện Ngôn ngữ định nghĩa: Tình huống là sự diễn biến của tình hình, về mặt cần
phải đối phó. Ví dụ: “Dự kiến hết mọi tình huống có thể xảy ra”. Định nghĩa này nhấn
mạnh tính chất bất thường của tình huống.
Trong quá trình tiến hành kết nạp đảng viên luôn có thể xuất hiện
những sự việc có chứa đựng xung đột, mâu thuẫn, khó khăn đòi hỏi phải đưa ra quyết định giải quyết, như: tiêu chuẩn đảng
viên có phù hợp? Xử lý thế nào trường hợp kết nạp đảng viên không theo đúng quy
định? ... đó chính là những tình huống trong công tác kết nạp đảng viên.
Từ quan niệm về tình huống và thực tiễn
công tác kết nạp đảng viên Đảng, có thể thấy: Tình huống trong công tác kết
nạp đảng viên là một sự việc thuộc phạm vi công tác xây dựng Đảng nhưng có tính
bất thường, phức tạp, khó giải quyết.
Từ quan niệm về tình huống nêu trên có thể đưa
ra khái niệm về xử lý tình huống trong công tác kết nạp đảng viên như sau: Xử lý tình huống trong công tác kết nạp đảng viên
là sắp xếp, giải quyết công việc hoặc nhiệm vụ trong một điều kiện cụ thể hoặc
một diễn biến cụ thể mà trong quá trình xử lý nó đòi hỏi thể hiện một thái độ,
cách thức giải quyết để đối xử với việc và với con người trong xã hội. Quá trình xử lý tình huống chính là quá trình cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung tiến hành nắm bắt,
xử lý thông tin, để đưa ra kết luận, biện pháp tháo gỡ, khắc phục khó khăn.
2.2. Các tình huống trong kết nạp đảng viên và
cách xử lý
Tình huống:
Chi bộ A tổ chức kết nạp đảng viên cho một quần
chúng và khi làm thủ tục chuyển đảng chính thức thì thấy rằng khi kết nạp đồng
chí đó chưa đủ 18 tuổi (tính theo tháng). Hiện có 2 quan điểm:
Tổ chức và cá nhân có liên quan cũng phải xem
xét trách nhiệm trong thẩm tra xác minh lý lịch của người xin vào Đảng.
III. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẢNG VIÊN KHI TỔ CHỨC ĐẢNG CÓ
THAY ĐỔI
Tình huống:
Đồng chí Nguyễn Văn B là cán bộ xã X, huyện Y, tỉnh A được cơ quan cử đi học lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ 03 tháng tại Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, do cuối tuần hoặc tranh thủ
ngày nghỉ đồng chí đó vẫn về cơ quan làm
việc nên không làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đến
nơi đồng chí học tập tại Thành phố Hà Nội. Hiện có ý kiến cho rằng việc đồng
chí B không thực hiện thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời là sai. Giải quyết
vấn đề này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Theo Hướng dẫn số 45 – QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI, mục 13.3.2- Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời
“a) Khi đảng viên thay đổi nơi ở và nơi công tác trong
thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm, khi được cử đi học ở các trường trong nước
3 tháng đến 2 năm, sau đó lại trở về đơn vị cũ thì phải làm thủ tục giới thiệu
sinh hoạt đảng tạm thời từ đảng bộ, chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt đảng
chính thức đến đảng bộ, chi bộ nơi công tác, học tập hoặc nơi ở mới”.
Như vậy, việc
đồng chí B được cử đi học có thời hạn 03 tháng mà không làm thủ tục chuyển sinh
hoạt đảng tạm thời đến nơi học là sai.
IV.
CÁC TÌNH HUỐNG KHÁC
Tình huống:
Đời ông nội của người vào Đảng đã chuyển từ quê
ở Nam Định lên sinh sống ở xã X, huyện Y, tỉnh Thái Nguyên đến nay. Hiện nay, ở
Nam Định không còn họ hàng, anh em thân thích sinh sống. Khi tiến hành thủ tục
thẩm tra lý lịch của người vào Đảng, có 2 loại ý kiến :
- Đến Nam Định thẩm tra.
- Đến Thái Nguyên để
thẩm tra.
Xử lý tình huống này như
thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Tại điểm 2.4, mục 7,
Hướng dẫn số 08HD/BTCTW ngày 2/6/2007 của Ban chấp hành Trung ương hướng dẫn
khai và chứng nhận lý lịch như sau: “Quê quán: là nơi sinh sống của ông nội; cha đẻ; trường hợp cá
biệt ghi theo quê quán của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu
không biết rõ bố mẹ)".
- Trường hợp của người
vào Đảng nêu trên cần xác minh thẩm tra lý lịch ở Thái Nguyên .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét